Nội Dung
Nhiều khách hàng cứ nghĩ công chứng giấy tờ và dịch thuật công chứng là giống nhau và gặp không ít những khó khăn trong quá trình đi mang tài liệu dịch thuật đi công chứng. Vậy để giúp khách hàng nắm rõ những thông tin về hoạt động dịch thuật công chứng, công chứng bản dịch thì dưới đây là một số những vấn đề câu hỏi thường gặp trong quá trình làm việc với khách hàng được Phiên dịch Quốc tế tổng hợp lại cho bạn tiện tham khảo nhằm đưa ra những phương án tốt nhất cho mình.
Dịch Thuật Công Chứng Tư Pháp Là Gì?
Đây là dịch vụ phiên dịch tài liệu, giấy tờ…Sang những ngôn ngữ khác (theo yêu cầu của khách hàng), tài liệu sau khi dịch hoàn tất sẽ được đóng dấu của Sở Tư Pháp, xác nhận nội dung chính xác so với bản gốc.
Trên bản dịch được công chứng tư pháp luôn có:
- Con dấu và chữ ký xác nhận của sở Tư Pháp.
- Cam kết bản dịch chính xác của phiên dịch viên.
- Chữ ký của phiên dịch viên.
Cần phân biệt công chứng tư pháp với chứng thực bản dịch của công ty dịch thuật thông thường. Dịch thuật công chứng tư pháp luôn có giá trị pháp lý cao hơn.
Thông thường, khi cần dịch thuật công chứng Tư Pháp, bạn nên đến thẳng các phòng công chứng thuộc Sở Tư Pháp.
Quy Trình Công Chứng Tư Pháp Cho Tài Liệu Phiên Dịch
Quy trình công chứng tư pháp:
- B1: Mang tài liệu cần phiên dịch đến Sở Tư Pháp.
- B2: Nhân viên sẽ tiếp nhận tài liệu, kiểm tra tính hợp pháp theo quy định Pháp Luật.
- B3: Hẹn ngày trả kết quả, sau đó nhân viên sẽ bắt đầu dịch thuật.
- B4: Nhân viên ký tên, xác nhận bản dịch là chính xác với bản gốc.
- B5: Tài liệu được đóng dấu xác nhận của Sở Tư Pháp.
- B6: Trả kết quả theo lịch hẹn.
Nếu bạn công chứng Tư Pháp tại các công ty bên ngoài, họ vẫn phải gửi về Sở Tư Pháp đóng dấu, không có công ty nào đủ thẩm quyền để tự đóng con dấu này.
Dịch thuật công chứng tư pháp cần thông qua nhiều bước, tốn nhiều thời gian, vì vậy nếu không cần thiết, bạn chỉ cần chứng thực tại phòng công chứng là đủ.
Có 3 hình thức chứng thực bản dịch:
- Chứng thực bản dịch của Công ty dịch thuật (có chức năng dịch thuật)
- Chứng thực bản dịch của Phòng Tư Pháp thuộc UBND cấp Quận, Huyện (công chứng nhà nước)
- Chứng thực bản dịch của công chứng viên – thuộc Văn phòng công chứng tư nhân.
Cả 3 hình thức này đều có giá trị pháp lý, đều được xác thực bởi một cơ quan có tư cách pháp nhân, xác nhận chữ ký của người dịch trong đó người dịch cam đoan dịch đúng nội dung từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Tùy vào mục đích sử dụng cũng như các cơ quan mà Quý khách dự định nộp hồ sơ vào, họ yêu cầu bản dịch phải được chứng thực bởi cơ quan nào để Quý khách chọn lựa hình thức cho phù hợp và tiết kiệm chi phí, thời gian.
Bạn Có Thể Tự Dịch Tài Liệu Và Mang Đi Công Chứng Không?
Không. Chỉ những phiên dịch viên có bằng đại học hoặc văn bằng cao hơn mới có đủ thẩm quyền.
Trong đa số trường hợp, dịch thuật công chứng tư pháp cần thông qua các phiên dịch viên có cộng tác với Sở Tư Pháp (Danh sách được công khai tại Sở)
Phiên dịch Quốc tế mang đến cho quý khách dịch vụ công chứng bản dịch có sẵn. Nghĩa là quý khách có thể cung cấp bản tự dịch cho tài liệu cần công chứng, dịch giả của chúng tôi sẻ dò và kiểm tra nghĩa, ngữ pháp một cách chính xác nhất.